Hướng dẫn SEO cho website mới 2024: Tối ưu URL, SSL, từ khóa, mạng xã hội; chọn tên miền, nền tảng, chủ đề, cấu trúc; thiết kế di động, kiểm tra tốc độ, lỗi kỹ thuật; gửi Google Search Console, chia sẻ nội dung chất lượng.
Bạn sắp ra mắt một website mới? Nếu vậy, trước hết hãy kiểm tra mức độ tối ưu của nó trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization checklist). Sở hữu một website được tối ưu hóa tốt là rất quan trọng để đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm và thúc đẩy lưu lượng truy cập. Trong checklist này, chúng tôi sẽ thảo luận các bước quan trọng nhất mà bạn phải thực hiện để giúp website của mình theo chuẩn SEO ngay từ ngày đầu tiên.
Nếu bạn vừa bắt đầu một website mới, điều quan trọng là phải đầu tư thời gian để tối ưu hóa nó trên các công cụ tìm kiếm và chú ý đến các yếu tố xếp hạng. Tin tốt là SEO của một website không phải là điều khó khăn và trong hầu hết các trường hợp có thể được thực hiện một cách nhanh chóng.
Với một chút nỗ lực và sự hỗ trợ từ một checklist audit dành cho website, bạn có thể làm tăng mức độ hiển thị cho website của mình trên các công cụ tìm kiếm cũng như bắt đầu thu hút nhiều lưu lượng truy cập organic hơn.
Checklist triển khai website này được thiết kế dành cho các doanh nghiệp và chủ sở hữu các website mới khởi tạo một trang web mới. Tuy nhiên, ngay cả khi website của bạn đã được vài năm tuổi, cũng nên xem lại các bước này để đảm bảo rằng bạn đang tận dụng tất cả các kỹ thuật tối ưu hóa công cụ tìm kiếm mới nhất.
Vậy các bước quan trọng cần phải thực hiện là gì?
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) bắt đầu với việc nghiên cứu từ khóa.
Nếu không nghiên cứu từ khóa đúng cách, bạn sẽ không thể xếp hạng cho các cụm từ tìm kiếm phù hợp. Kết quả là website của bạn sẽ không nhận được nhiều lưu lượng truy cập, nghĩa là nó sẽ không có tỷ lệ chuyển đổi tốt như vốn có.
Đầu tiên, bạn sẽ xác định chủ đề cho website của mình. Khi có một ý tưởng chung về nội dung trang web, bạn có thể bắt đầu xác định các từ khóa mục tiêu có liên quan đến nội dung của mình.
Bạn cũng có thể sử dụng chính các công cụ tìm kiếm để tìm các từ khóa mà mọi người đang dùng để tìm kiếm thông tin trực tuyến. Ví dụ: nếu bạn muốn nhắm mục tiêu từ khóa “pizza”, bạn nên nhập từ khóa đó vào Google và xem những từ khóa có liên quan nào khác hiển thị trong kết quả.
Bạn cũng có thể theo dõi các lượt đề cập đến thương hiệu và các từ khóa cạnh tranh để biết được những gì người khác đang hướng đến. Khi bạn đã có danh sách từ khóa mục tiêu, bạn có thể bắt đầu kết hợp chúng vào nội dung và cấu trúc trang web của mình.
Đây là một trong những bước quan trọng nhất trong việc tối ưu hóa trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. Khi chọn tên miền, hãy đảm bảo là tên miền đó mô tả chính xác doanh nghiệp hoặc trang web của bạn.
Bất cứ khi nào đăng ký một tên miền, bạn cũng có được địa chỉ IP tương ứng liên kết đến trang web của bạn với điều kiện là bạn sở hữu nó. Điều này là rất quan trọng vì các công cụ tìm kiếm sử dụng địa chỉ IP để xác định vị trí host của các trang web.
Bước tiếp theo trong việc tối ưu hóa trang web của bạn là lựa chọn một nền tảng thiết kế web phù hợp. Khi quyết định, hãy cân nhắc chọn một công cụ thiết kế thân thiện với công cụ tìm kiếm và cho phép bạn dễ dàng cải thiện SEO cho trang web của mình.
Đây là một công cụ mà bạn sẽ sử dụng trong nhiều năm tới – bạn sẽ chỉnh sửa các trang hiện có và thêm vào các trang mới, đặc biệt nếu bạn có một trang blog. Nền tảng thiết kế web không nên giới hạn khả năng của bạn theo bất kỳ cách nào.
Một số nền tảng thiết kế web thân thiện với SEO phổ biến nhất bao gồm:
Khi thiết lập website, điều quan trọng là phải lựa chọn các theme (giao diện chủ đề) và plugin một cách cẩn thận. Khi chọn theme, hãy cân nhắc chọn một giao diện được mã hóa tốt và được thiết kế dành cho SEO.
Các theme thân thiện với SEO được thiết kế tương thích với các công cụ tìm kiếm. Chúng thường có các tính năng tích hợp giúp cải thiện xếp hạng trang web của bạn trên các Trang kết quả của Công cụ Tìm kiếm (SERP) như code và metadata được tối ưu hóa.
Không có một giao diện cụ thể nào có thể giúp bạn xếp hạng cao hơn hoặc gây tổn hại đến chiến lược SEO của bạn. Thay vào đó, hãy xem xét các yếu tố như:
Kiểm tra các bài đánh giá, ý kiến và câu chuyện thành công về một giao diện cụ thể trước khi đưa ra quyết định.
Khi lập kế hoạch cho trang web của bạn, điều quan trọng là phải cấu trúc nó theo cách thật dễ dàng cho cả người đọc lẫn công cụ tìm kiếm.
Khi bạn lập kế hoạch cho cấu trúc website, bạn đang tạo ra một roadmap (lộ trình). Bằng cách bao gồm một hệ thống phân cấp các trang rõ ràng và sử dụng các tiêu đề và mô tả với nhiều từ khóa, bạn có thể cải thiện xếp hạng website của mình trên SERP.
Lập kế hoạch cho cấu trúc website và sắp xếp nội dung cho nó là một quá trình rất tốn thời gian, nhưng đáng để bạn bỏ công sức. Bắt đầu với danh sách các trang bạn muốn có trên website của mình, sau đó tạo hệ thống phân cấp bắt đầu từ trang nhà (homepage) cho tới từng trang riêng lẻ khác.
Mẹo nhỏ: Một trang không nên mất hơn ba lần click chuột vào website của bạn.
Điều hướng tốt và trực quan là yếu tố quan trọng đối với SEO của một website. Đảm bảo bạn có thể dễ dàng truy cập các mục trong menu và có thể truy cập tất cả các trang từ menu chính. Ngoài ra, hãy sử dụng các nhãn (label) rõ ràng cho các nút điều hướng của bạn để khách truy cập biết họ đang được điều hướng đến đâu.
Các mục menu điều hướng được hiển thị và dễ dàng truy cập sẽ khuyến khích khách truy cập bỏ thời gian để tìm hiểu trang web của bạn. Nếu họ không thể tìm thấy những gì mình đang tìm kiếm, họ sẽ thất vọng và rất có thể sẽ không bao giờ truy cập lại.
Không có một câu trả lời phù hợp với tất cả cho câu hỏi này. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giúp cho việc điều hướng trên website của mình thân thiện hơn với người dùng.
Mẹo nhỏ: Hãy luôn nghĩ đến hành vi của khách truy cập (họ click gì, cách họ tương tác) và đừng quên thêm, ví dụ như tài khoản mạng xã hội để tăng lưu lượng truy cập đến các trang mạng xã hội của bạn.
URL ngắn gọn, súc tích và nhiều từ khóa sẽ tăng thứ hạng SEO cho trang web của bạn.
URL của các trang có chứa các từ khóa sẽ giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác hiểu rõ hơn về nội dung các trang của bạn. Điều này có thể giúp website của bạn xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).
Bạn nên bắt đầu bằng cách kiểm tra xem Hệ thống quản lý nội dung (CMS) của mình có cho phép bạn thay đổi cấu trúc URL hay không. Nếu có, hãy nhớ thiết lập “301 Redirects” để điều hướng các URL cũ của bạn sang URL mới.
Nếu hệ thống CMS của bạn không cho phép thay đổi cấu trúc URL, thì vẫn có một số điểm bạn có thể thực hiện:
Ngay từ đầu, bạn phải chú ý đến khả năng phản hồi nhanh chóng của website để đảm bảo trải nghiệm người dùng liền mạch và tạo điều kiện bảo trì trang web hiệu quả về lâu dài. Số lượng người duyệt web trên điện thoại và máy tính bảng đang tăng lên, vì vậy bạn sẽ không muốn để mất bất kỳ khách hàng tiềm năng nào khi sở hữu một website với bố cục không đẹp mắt trên màn hình của các thiết bị này.
Google đã tuyên bố rằng họ sẽ ưu tiên cho các trang web thân thiện với thiết bị di động trên trang kết quả tìm kiếm của họ. Điều này có nghĩa là nếu trang web của bạn không có thiết kế linh hoạt, nó có thể bị phạt và xếp hạng thấp hơn những trang có thiết kế tốt hơn.
Trước tiên, hãy đảm bảo là tất cả nội dung trên web có thể đọc được mà không cần phải phóng to.
Sử dụng các nút lớn và menu dễ điều hướng và tránh sử dụng flash hoặc các plugin khác, vốn không được hầu hết các thiết bị di động hỗ trợ. Kiểm tra trang web của bạn trên các thiết bị khác nhau để đảm bảo rằng nó hoạt động tốt và đẹp mắt.
Ngày nay, không có lý do gì để không sử dụng chứng nhận SSL/mã hóa HTTPS cho website của bạn. Nếu bạn vẫn đang sử dụng HTTP thì đã đến lúc cần nâng cấp.
Google ngày càng ưu tiên cho các website sử dụng chứng nhận SSL, vì vậy bạn nên chuyển trang web của mình sang giao thức này càng sớm càng tốt. Ngoài ra, việc chuyển sang SSL sẽ cho phép bạn sử dụng Google Analytics trên trang web của mình và bảo vệ nó khỏi các phần mềm độc hại và tin tặc.
Bạn sẽ cần mua chứng nhận SSL từ một nhà cung cấp đáng tin cậy, sau đó cài đặt chứng nhận này trên web server của bạn. Bạn cũng sẽ cần cập nhật tất cả các đường link trên trang web của mình để sử dụng giao thức mới.
Các search engine bot tìm thấy các trang web (đã public) bằng cách indexing chúng (lập chỉ mục). Chúng lưu trữ bản sao của tất cả thông tin được tìm thấy trên máy chủ. Sau đó, khi người dùng thực hiện tìm kiếm, công cụ sẽ hiển thị các kết quả phù hợp cho họ.
Nói một cách đơn giản, nếu website của bạn không được thu thập thông tin và indexing, nó sẽ không hiển thị trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm.
Trong khi đang bàn về indexing, bạn phải gửi website của mình đến Google Search Console để cho phép các crawler của công cụ tìm kiếm thực hiện việc thu thập thông tin.
Nó cho phép bạn xem website của mình hoạt động như thế nào trên trang kết quả tìm kiếm của Google và giúp bạn chuẩn đoán và sửa các lỗi có thể đã ngăn website của bạn không được xếp hạng cao. Ngoài ra, bạn có được những thông tin chuyên sâu có giá trị về các từ khóa mà mọi người sử dụng để tìm website của mình.
Quá trình cài đặt website của bạn trong Google Search Console khá đơn giản:
Ngày nay, Google My Business không còn là một tiện ích tùy chọn mà là một phần thiết yếu của bất kỳ sự hiện diện trực tuyến nào.
Website là một trong những công cụ marketing quan trọng nhất của bạn. Bằng cách đăng lên Google My Business, bạn giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và truy cập website của mình. Ngoài ra, việc có một trang web đã được xác minh trên hồ sơ của bạn cũng có thể giúp cải thiện xếp hạng của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm.
Để niêm yết website của bạn lên Google My Business, bạn cần cung cấp các thông tin sau:
Chiến lược nội dung là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của SEO. Bạn cần thường xuyên đăng tải nội dung có liên quan phù hợp vào trang web của mình.
Ngoài việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp xung quanh thương hiệu của bạn, các phần nội dung chất lượng cao cũng giúp cải thiện SEO của bạn. Chúng sẽ giữ cho khách truy cập gắn kết và quan tâm đến doanh nghiệp của bạn.
Các ý tưởng nội dung khác nhau tùy theo doanh nghiệp và đối tượng của bạn, vì vậy không có câu trả lời tiêu chuẩn chung cho câu hỏi này. Sau đây là một số mẹo cần nhớ khi xây dựng nội dung của bạn:
Thậm chí bạn có thể gắn kết hơn với khách hàng cũng như thu hút sự chú ý của họ. Ví dụ: bạn có thể thêm đánh giá của khách hàng để thuyết phục thêm khách truy cập mua hàng.
Đảm bảo thiết lập từ khóa chính cho mỗi trang trên website của bạn. Điều này sẽ giúp cải thiện SEO và giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy thông tin họ đang tìm trên website của bạn.
Khi bạn chọn từ khóa chính cho mỗi trang, nó sẽ cho Google biết rằng trang đó dành riêng nội dung về chủ đề đó. Bằng cách này, bạn có thể tăng cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.
Nếu bạn cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, điều quan trọng là phải trang bị cho website của bạn đầy đủ các phiên bản ngôn ngữ đó.
Bởi vì nó cho phép bạn nhắm mục tiêu đến đối tượng người nước ngoài đang tìm kiếm thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Tối ưu hóa trang web của bạn trên các ngôn ngữ khác nhau cũng có thể giúp cải thiện thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm nước ngoài.
Khi nói đến việc tối ưu hóa SEO cho trang web của bạn, điều quan trọng là phải cập nhật các bản cập nhật mới nhất của Google. Tin tốt là hầu hết các nền tảng web phổ biến đều bao gồm các tính năng giúp bạn cập nhật các xu hướng mới nhất.
Bạn có thể bị giảm lưu lượng truy cập nếu website của mình không được tối ưu hóa cho phiên bản thuật toán hiện tại của Google. Bằng cách kiểm tra các bản cập nhật thuật toán mới nhất của Google, bạn có thể đảm bảo rằng trang web của mình được cấu hình phù hợp để cải thiện SEO và giảm thiểu nguy cơ bị Google phạt.
Bạn cần theo dõi các bản cập nhật mới nhất của Google bằng cách đọc các blog như MOZ, Search Engine Land và một số blog khác. Ngoài ra, bạn nên theo dõi những yếu tố nào đang hoạt động và không hoạt động với trang web của bạn bằng cách sử dụng Google Analytics hoặc bất kỳ công cụ phân tích nào khác.
Thường xuyên kiểm tra lỗi và khắc phục nhanh nhất có thể.
Các lỗi kỹ thuật SEO có thể ngăn cản thứ hạng cao trang web của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP). Trong một số trường hợp, những lỗi như vậy thậm chí có thể khiến trang web của bạn bị Google cấm, vì vậy điều quan trọng là phải phát hiện và khắc phục chúng càng sớm càng tốt.
Các meta description (thẻ mô tả) và title tag (thẻ tiêu đề) được tối ưu hóa là những yếu tố được đánh giá cao trong SEO. Để tận dụng tối đa điều này, hãy đảm bảo rằng các thẻ tiêu đề và thẻ mô tả của bạn phải là độc nhất.
Thẻ tiêu đề và thẻ mô tả tùy chỉnh giúp bạn xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. Chúng cũng giúp cải thiện tỷ lệ click chuột, có thể dẫn đến tăng lưu lượng truy cập và chuyển đổi có chất lượng.
Một trong những yếu tố mà Google tính đến khi xếp hạng các website là tốc độ tải trang và thời gian phản hồi của máy chủ (mất bao lâu sau khi khách hàng đưa ra yêu cầu).
Thời gian phản hồi của máy chủ chậm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và khiến khách truy cập rời khỏi trang web của bạn cũng như ảnh hưởng đến xếp hạng SEO của website.
Khi bạn đã xác định rằng có vấn đề với tốc độ load trang web của mình, bạn có thể thực hiện một số hành động để cải thiện.
Thời gian hoạt động liên tục (uptime) của trang web liên quan đến tính khả dụng và khả năng truy cập của nó.
Thời gian ngừng hoạt động (downtime) thỉnh thoảng xảy ra trong quá trình bảo trì hệ thống. Không một khách truy cập nào có thể truy cập vào trang web của bạn khi nó ngừng hoạt động.
Điều này có thể dẫn đến các hình phạt từ các công cụ tìm kiếm, khiến bạn trở nên vô hình với người dùng. Nó đặt ra một vấn đề thực sự, nhưng bạn có thể ngăn chặn việc này ở một mức độ nào đó.
Có một số điều bạn có thể thực hiện để đảm bảo thời gian hoạt động liên tục của website:
Bằng cách liên kết một trang trong website của bạn với một trang khác, bạn tạo ra các inbound link. Các outbound link là những đường link liên kết trực tiếp đến các website khác.
Liên kết nội bộ trong WordPress rất quan trọng vì chúng giúp bạn tăng mức độ uy tín và khả năng hiển thị cho website của mình. Các backlink chất lượng sẽ cho các công cụ tìm kiếm biết rằng website của bạn là một nguồn thông tin đáng tin cậy.
Có một số cách để liên kết đến các trang khác trên website của bạn. Bạn có thể sử dụng anchor, là một đường link (được ẩn trong văn bản) dẫn đến một trang khác. Một cách khác để thực hiện điều này là sử dụng URL của trang bạn muốn liên kết đến. Bạn cũng có thể tạo một hyperlink, đây là một loại liên kết đặc biệt sẽ mở ra trong một cửa sổ mới.
Duy trì sức khỏe cho website của bạn là điều cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả công cụ tìm kiếm.
Có một số cách khác nhau để theo dõi tình trạng website của bạn về mặt hiệu suất, nhưng một trong những cách hiệu quả nhất là thông qua Google Analytics. Dịch vụ miễn phí này cung cấp cho bạn nhiều thông tin về hiệu suất trang web của mình, bao gồm:
Google Analytics là một công cụ mạnh mẽ và bạn cần tận dụng nó nếu muốn cải thiện SEO cho website của mình. Thiết lập tài khoản và thêm mã theo dõi vào website của bạn để có thể bắt đầu theo dõi hiệu suất trang web của mình.
Social media rất quan trọng trong SEO và có thể tạo tác động rất lớn, đặc biệt là các website mới.
Tương tác với người dùng và thường xuyên đăng bài trên mạng xã hội sẽ giúp bạn xây dựng lòng tin thương hiệu trên không gian mạng (giúp ích cho SEO). Mạng xã hội cũng có thể thúc đẩy SEO bằng cách có được các liên kết tự nhiên (natural link).
Chia sẻ một nội dung thú vị trên mạng xã hội của bạn. Nó có thể được chia sẻ cho những người dùng khác và kết quả là nó hiển thị trên các nguồn dữ liệu bên ngoài, chẳng hạn như các diễn đàn.
Xây dựng đường link liên kết là một khía cạnh quan trọng của việc định vị hiệu quả, vì vậy sở hữu các đường link theo cách này sẽ cải thiện SEO. Hãy tận dụng điều này và cố gắng tạo nhiều cơ hội nhất có thể để tương tác với những người theo dõi của bạn (đăng nội dung hấp dẫn, sử dụng video, một tiến trình sáng tạo và vui nhộn).
Thường xuyên trả lời các câu hỏi, nhận xét và ý kiến của người theo dõi – LiveAgent rất hữu ích ở khía cạnh này. Hãy tìm hiểu phần mềm hỗ trợ mạng xã hội này, giúp thu thập tất cả các tương tác vào một hộp thư duy nhất đến để bạn có thể quản lý tất cả tại cùng một nơi. Nhờ vậy, việc giữ liên lạc với khách hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn.
Nó có thể được sử dụng như một hướng dẫn giúp bạn tối ưu hóa trang web của mình trên các công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm các bước chính mà bạn cần xem xét, chẳng hạn như tối ưu hóa tên miền, nền tảng thiết kế web, kiểm tra các bản cập nhật của Google và thiết lập chứng nhận SSL. Hãy sử dụng checklist kiểm tra của chúng tôi, điều chỉnh nó theo nhu cầu của bạn và tận hưởng một trang web thân thiện với SEO.
Có một số công cụ khác mà bạn có thể sử dụng để tìm được các từ khóa có liên quan cho trang web của mình. Adwords Keyword Planner của Google là một công cụ tốt để khởi đầu. Bạn cũng có thể sử dụng Google Search Console để xác định các từ khóa mà mọi người đang sử dụng để tìm trang web của bạn. Những công cụ này rất phổ biến nên bạn sẽ không gặp khó khăn gì khi tìm kiếm các hướng dẫn về cách sử dụng chúng.
Trong hầu hết các trường hợp, nó khá dễ dàng và có thể được thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là danh sách những việc quan trọng nhất cần làm: đảm bảo là trang web của bạn đã được đăng ký với Google Search Console và gửi XML sitemap; thêm từ khóa vào title tag, thẻ meta description và header tag của bạn; tối ưu hóa hình ảnh trên các công cụ tìm kiếm; bao gồm các đường link liên kết đến các trang web khác và các bài đăng trên blog; sử dụng anchor chứa nhiều từ khóa cho các đường link của bạn, tạo blog và thêm nội dung mới thường xuyên.
Bạn có thể sử dụng một số công cụ khác để đánh giá SEO trang web của mình, nhưng công cụ phổ biến nhất là Google PageSpeed Insights. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn điểm số trên cả thiết bị di động và máy tính để bàn, cũng như các tip giúp cách cải thiện xếp hạng của bạn.
Checklist dành cho website mới ra mắt
Checklist dành cho website mới của chúng tôi sẽ giúp bạn giảm thiểu lỗi cũng như chuẩn bị ra mắt website mới của mình. Hướng dẫn từng bước tường tận.
SEO Checklist dành cho WordPress
Checklist kiểm tra SEO dành cho WordPress sẽ giúp bạn đạt được vị trí tốt nhất trên Google cũng như tăng lưu lượng truy...
Join our community of happy clients and provide excellent customer support with LiveAgent.
Trang web của chúng tôi sử dụng cookie. Với việc tiếp tục, bạn cho phép chúng tôi triển khai cookie như đã nói chi tiết tại chính sách bảo mật và cookie.
Answer more tickets with our all-in-one help desk software. Try LiveAgent for 30 days with no credit card required.
Hello, I’m Andrej. We’re thrilled to invite you to an exclusive software demo where we’ll showcase our product and how it can transform your customer care. Learn how to achieve your business goals with LiveAgent or feel free to explore the best help desk software by yourself with no fee or credit card requirement.
Andrej Saxon | LiveAgent support team