Checklist quy trình xử lý khiếu nại giúp doanh nghiệp cải thiện quan hệ khách hàng bằng cách lắng nghe, thu thập thông tin, đưa ra giải pháp và giữ lời hứa, giúp giữ chân khách hàng và tăng cường sự hài lòng.
Nhiều doanh nghiệp không biết phải xử lý các khiếu nại của khách hàng như thế nào. Điều này có thể do họ không biết được phương thức giao tiếp tốt nhất với khách hàng hoặc cách thức giải quyết vấn đề của họ.
Đây là một vấn đề rất lớn vì khách hàng không hài lòng thường sẽ chia sẻ với bạn bè và các thành viên trong gia đình về những trải nghiệm tiêu cực của họ, điều này có thể dẫn đến việc để mất khách hàng. Bạn muốn biết làm thế nào để phát triển một kế hoạch để xử lý khiếu nại của khách hàng? Nếu vậy, xin mời bạn xem tiếp.
Khiếu nại của khách hàng là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh. Trên thực tế, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người mọi lúc.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp không có kế hoạch giải quyết các khiếu nại của khách hàng có thể nhanh chóng gặp phải các vấn đề. Nếu bạn không hành động để khắc phục sự cố của khách hàng, họ sẽ cảm thấy bị xúc phạm hoặc phớt lờ và có thể không quay trở lại trong tương lai.
Sắp xếp tổ chức là chìa khóa để có thể xác định loại hình khiếu nại từ một khách hàng nhất định. Điều này có nghĩa là cần có một kế hoạch vững chắc để giải quyết các loại khiếu nại khác nhau từ khách hàng.
Đó là lý do vì sao việc xây dựng checklist kiểm tra quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng là rất quan trọng. Điều này giúp đảm bảo tất cả các khiếu nại được giải quyết phù hợp và nhất quán, giúp khách hàng hài lòng hơn.
Hiệu suất của nhân viên CSKH chịu ảnh hưởng bởi checklist kiểm tra quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng. Nó hữu ích với bất kỳ loại hình tổ chức kinh doanh nào mong muốn khách hàng có được trải nghiệm tích cực mỗi khi tương tác với doanh nghiệp.
Vì vậy, bất kể bạn thuộc về loại hình công ty nào, nếu bạn đang tìm cách cải thiện dịch vụ khách hàng và muốn tăng mức độ hài lòng của khách hàng thì checklist kiểm tra quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng này chính là dành cho bạn.
Chỉ khắc phục sự cố là chưa đủ – bạn cần đảm bảo là khách hàng của mình cũng hài lòng với cách xử lý vấn đề. Nghĩa là lắng nghe cẩn thận, ghi chú lại những gì đã nghe, theo dõi các khiếu nại của họ kịp thời và sau đó gửi email hoặc thư khi bạn có tất cả thông tin cần thiết.
Điều quan trọng là phải lắng nghe chăm chú bởi vì có thể có những vấn đề tiềm ẩn, đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn giao tiếp với khách hàng. Bạn muốn chắc chắn là mình hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu để chúng sẽ không tái diễn trong tương lai.
Lắng nghe khách hàng cũng sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ tốt hơn và tăng lòng trung thành của họ. Khi khách hàng cảm thấy được lắng nghe và những lời khiếu nại của họ được xem xét một cách nghiêm túc, nhiều khả năng họ sẽ quay lại trong tương lai và giới thiệu doanh nghiệp của bạn cho người quen.
Hãy bắt đầu với sự chú ý. Nghĩa là chăm chú lắng nghe và không làm bất cứ điều gì khác khi họ đang điện thoại cho bạn.
Điều tiếp theo bạn cần làm là ghi chú lại những gì đã nghe. Bằng cách này, bạn có được tất cả các dữ kiện ngay khi phải xử lý tiếp các cuộc hội thoại sau đó.
Cuối cùng, hãy đảm bảo là bạn trả lời tức thì cho khách hàng và gửi email hoặc thư báo cho họ biết tiến độ giải quyết. Đừng quên nói thêm rằng sự hài lòng của họ là ưu tiên hàng đầu của bạn.
Thu thập thông tin là một phần quan trọng trong việc xử lý các khiếu nại của khách hàng. Điều này nghĩa là có được tất cả các thông tin chi tiết về tình huống để bạn có thể đánh giá đúng và giải quyết được vấn đề.
Thông tin bạn thu thập được sẽ giúp tìm ra vấn đề và cách khắc phục. Ngoài ra, bạn phải có được thông tin đầy đủ để cung cấp cho khách hàng thông tin chính xác.
Có một số cách khác nhau mà bạn có thể thực hiện để thu thập thông tin:
Khi bạn đã sẵn sàng ghi âm lại khiếu nại, hãy thực hiện theo phương thức có thể giúp ích cho hoạt động cải thiện chất lượng dịch vụ và các đặc tính hiệu suất của bạn. Chỉ ghi âm lại mọi chi tiết là không đủ, thay vào đó, hãy chọn lọc những điểm cần thiết và vì sao chúng lại quan trọng.
Ghi âm lại các khiếu nại của khách hàng giúp bạn cải tiến chất lượng dịch vụ của mình. Điều này được thực hiện bằng cách thu thập thông tin giúp bạn đánh giá được tình hình để có thể khắc phục vấn đề.
Việc ghi âm các khiếu nại của khách hàng nên thực hiện theo cách hữu ích và hiệu quả. Bạn muốn thu thập tất cả các chi tiết, nhưng bạn không cần phải ghi âm lại tất cả. Chẳng hạn như các thông tin sau:
Hãy thông báo cho khách hàng rằng các cuộc gọi đã được ghi âm, nếu không, nó có thể gây ra các vấn đề pháp lý.
Khi khách hàng nói lên khiếu nại của họ, điều quan trọng là bạn phải thể hiện rằng mình hiểu và quan tâm đến những gì họ đang nói. Ngay cả khi sự cố là do lỗi của người dùng, thì hãy luôn giải quyết chúng một cách lịch sự với lòng trắc ẩn. Điều này giúp tạo niềm tin với khách hàng và khiến họ cảm thấy bạn đang xem xét nghiêm túc những lo ngại của họ.
Thể hiện sự đồng cảm giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng cũng như giải quyết khiếu nại. Nó cũng có thể làm tăng cơ hội giữ chân khách hàng vì nó cho thấy rằng bạn sẵn sàng làm việc với họ và giải quyết vấn đề của họ theo cách mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
Khi lắng nghe khách hàng, bạn hãy thể hiện sự đồng cảm bằng cách thực hiện những điều sau:
Khi khách hàng khiếu nại về doanh nghiệp của bạn, điều quan trọng là phải cảm ơn họ vì điều đó. Như vậy sẽ làm họ cảm thấy bạn đánh giá cao phản hồi của họ và rất vui khi khách hàng chỉ ra một vấn đề để bạn có thể giải quyết và ngăn chặn nó xảy ra lần nữa.
Gửi cho khách hàng của bạn một email cảm ơn họ đã đưa ra những lo ngại, có thể giúp xây dựng mối quan hệ cũng như cho thấy rằng bạn đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Cảm ơn khách hàng cũng có thể khiến họ cảm thấy được đánh giá cao và sẽ quay lại trong tương lai.
Có một số cách khác nhau để bạn nói lời cảm ơn tới khách hàng đã khiếu nại:
Khi khách hàng khiếu nại, bạn cần nhớ rằng vấn đề có thể là do họ, không phải do lỗi doanh nghiệp. Nhưng điều đó không thay đổi thực tế rằng bạn nên xin lỗi khách hàng ngay cả khi tin rằng công ty của mình không làm gì sai.
Một lời xin lỗi sẽ cho khách hàng thấy rằng bạn đang xem xét khiếu nại của họ một cách nghiêm túc và đang nỗ lực giải quyết vấn đề. Điều này cũng thể hiện sự đồng cảm của bạn đối với nỗi thất vọng nơi khách hàng cũng như thừa nhận bất kỳ sự bất tiện nào do vấn đề mà họ đang gặp phải.
Để xem xét các khiếu nại của khách hàng một cách nghiêm túc, điều quan trọng là đại diện doanh nghiệp phải trực tiếp xin lỗi khách hàng. Hãy chân thành xin lỗi và chịu trách nhiệm về vấn đề.
Nếu bạn không phải là người đã xử lý khiếu nại của khách hàng, hãy nhớ chuyển tiếp và báo cho người đảm trách thông điệp xin lỗi càng sớm càng tốt.
Sau khi xin lỗi khách hàng, điều quan trọng là phải đưa ra giải pháp. Có thể là bất kỳ gì từ giảm giá ở lần mua hàng tiếp theo cho đến hoàn tiền.
Điều này cho thấy bạn đang hành động để khắc phục sự cố và muốn mọi thứ trở nên tốt đẹp với khách hàng. Đó cũng là cách để làm hài lòng họ và duy trì mối quan hệ trong tương lai.
Khi bạn đưa ra giải pháp, điều quan trọng là phải tuân theo quy trình và không được đưa ra những lời hứa suông. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc đưa ra một mô tả chính xác về những gì sẽ xảy ra. Điều này giúp cho khách hàng thấy rằng bạn đã lắng nghe khiếu nại của họ và đang tìm cách giải quyết.
Sau khi đưa ra được giải pháp, điều quan trọng là phải thảo luận giải pháp nào khả thi. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được lắng nghe và có giá trị cũng như việc bạn xem xét khiếu nại của họ một cách nghiêm túc và hướng đến việc giải quyết.
Thảo luận các giải pháp khả thi với khách hàng cho phép họ được chọn cho mình một giải pháp tốt nhất. Nó cũng cho thấy bạn sẵn sàng làm việc với khách hàng cũng như không cố gắng thúc đẩy một giải pháp vốn sẽ không phù hợp với khách hàng.
Tốt nhất hãy cho khách hàng của bạn biết về tất cả các lựa chọn của họ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định tiếp theo nào. Bằng cách này, họ sẽ cảm thấy là các đề xuất của mình đang được xem xét và bản thân cũng là một nhân tố góp phần đưa ra quyết định.
Sau khi khiếu nại của khách hàng được xử lý, điều quan trọng là bạn phải tuân theo những lời hứa của mình. Điều này cho thấy bạn thành thật trong việc giải quyết các vấn đề của khách hàng và muốn làm họ hài lòng, ngăn chặn các rủi ro về danh tiếng.
Giữ đúng lời hứa sẽ cho khách hàng thấy rằng các yêu cầu của họ đã được đáp ứng, giúp xây dựng lòng tin giữa họ và doanh nghiệp của bạn. Nó cũng thể hiện rằng bạn là người đáng tin cậy và là một doanh nghiệp mà khách hàng có thể tin tưởng được.
Đặt ra các hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên về những gì họ có thể hỗ trợ trong một tình huống nhất định. Bằng cách này, tất cả mọi người đều sẽ đồng thuận và không có sự hiểu lầm nào xảy ra.
Bạn phải thực sự cẩn thận để không bỏ lỡ bất kỳ mốc deadline nào hoặc đưa ra bất kỳ lời hứa nào mà doanh nghiệp của bạn không thể thực hiện được. Điều này có thể làm hỏng mối quan hệ với khách hàng và tạo ấn tượng bạn là người không đáng tin, đây là điều không ai mong muốn.
Sau khi các khiếu nại được xử lý, điều quan trọng là phải cảm ơn khách hàng của bạn và hỏi xin họ phản hồi.
Việc sử dụng thông tin có được thông qua một khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng, sẽ làm nổi bật mức độ coi trọng khách hàng của doanh nghiệp, làm tăng lòng trung thành đối với thương hiệu của bạn. Ngoài ra, nó giúp xác định các bộ phận cần được cải thiện để không tái diễn các vấn đề tương tự trong tương lai cũng như nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn.
Bạn nên giải thích cho khách hàng lý do phải cần phản hồi của họ, cũng như thông tin nào sẽ được sử dụng và ai sẽ nhận được thông tin đó. Bằng cách này, họ biết được ý kiến của mình là quan trọng và nó sẽ có tác động gì đến doanh nghiệp của bạn.
Khi khiếu nại đã được giải quyết, điều quan trọng là phải trực tiếp kiểm soát để đảm bảo chất lượng dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn không bị ảnh hưởng. Nghĩa là theo dõi phản hồi của khách hàng và phản ứng khi cần thiết.
Để mọi bước của quy trình xử lý được minh bạch, cần có các biện pháp kiểm soát nội bộ. Bằng cách này, bạn có thể giám sát chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp và thực hiện các thay đổi khi cần thiết.
Các chương trình kiểm soát giúp xác định các rủi ro trong tổ chức vốn có thể dẫn đến khiếu nại của khách hàng hoặc danh tiếng của doanh nghiệp bị tổn hại. Chúng đưa ra một bức tranh tổng thể về hiệu suất để bạn có thể xây dựng các kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Để đảm bảo hoạt động kiểm soát chất lượng của bạn đạt hiệu quả, quan trọng là phải kiểm tra các hoạt động kiểm soát nội bộ thường xuyên. Thử nghiệm kiểm soát nội bộ có thể được thực hiện thông qua các phương pháp khác nhau như desk audit hoặc phỏng vấn khách hàng đã nộp đơn khiếu nại.
Bước đầu tiên là lắng nghe, hiểu được những khiếu nại và mối bận tâm của khách hàng là gì. Bước thứ hai là đồng cảm, hiểu được sự thất vọng của họ về vấn đề hiện tại. Bước thứ ba là giải quyết các vấn đề của khách hàng một cách hiệu quả để họ thấy hài lòng với cách xử lý mọi việc.
Điều quan trọng là duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng khi đang giải quyết các vấn đề của họ bằng cách đáp ứng các yêu cầu, cập nhật cho họ về tiến độ giải quyết khiếu nại cũng như xin lỗi vì bất kỳ sự bất tiện nào đã xảy ra. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên thực hiện các bước đảm bảo các loại sự cố này sẽ không xảy ra nữa trong tương lai.
Các kỹ năng chăm sóc khách hàng là các khả năng và kỹ thuật mà doanh nghiệp sử dụng để giải quyết khiếu nại của khách hàng. Chúng bao gồm việc lắng nghe mối bận tâm của khách hàng, đồng cảm và giải quyết vấn đề của họ một cách thỏa đáng.
Các loại hình khiếu nại phổ biến nhất có thể khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nhưng một số khiếu nại phổ biến nhất bao gồm các vấn đề về sản phẩm hoặc dịch vụ, lỗi thanh toán hoặc hóa đơn, gửi và giao hàng chậm trễ.
Có được một quy trình xử lý khiếu nại của khách hàng là rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp xác định thời điểm xảy ra sự cố và các bước cần thực hiện để giải quyết chúng. Nó cũng cung cấp cho khách hàng thông tin về cách xử lý khiếu nại của họ, điều này làm gia tăng sự tin tưởng giữa họ và doanh nghiệp của mình. Quản lý khiếu nại là một rủi ro cố hữu trong kinh doanh – bạn không bao giờ biết khách hàng sẽ phản ứng như thế nào cũng như có thể đáp ứng nhu cầu của họ như thế nào. Đó là lý do vì sao có một quy trình giải quyết rõ ràng cũng giống như bạn có được một bản hướng dẫn quản lý rủi ro – điều cần thiết để đảm bảo doanh nghiệp của bạn sẽ không bị ảnh hưởng.
Mẫu form khiếu nại của khách hàng nên được đặt ở khu vực mà khách hàng có thể dễ dàng truy cập. Đây có thể là trang liên hệ trên website của bạn hoặc trong email được gửi đi sau khi họ tương tác với doanh nghiệp của bạn.
Checklist chuyển đổi tổng đài cuộc gọi
Hướng dẫn chuyển đổi tổng đài cuộc gọi hiệu quả, từ phân tích nhu cầu đến triển khai phần mềm mới, tiết kiệm chi phí và nâng cấp dịch vụ.
Checklist đánh giá dịch vụ khách hàng
Checklist đánh giá dịch vụ khách hàng là cơ hội để bạn biết rõ các khu vực cần cải tiến. Hãy chú ý đến các đề xuất của khách hàng.
Cách giải quyết khiếu nại của khách hàng
Khám phá cách giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hiệu quả với những mẹo như giữ bình tĩnh, lắng nghe tốt, và hiểu quan điểm của khách hàng. Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì mối quan hệ tốt và khuyến khích sử dụng phần mềm LiveAgent để nâng cao dịch vụ khách hàng. Truy cập ngay để biến khách hàng giận dữ thành khách hàng hài lòng!
Checklist kiểm tra tổng đài cuộc gọi
Đảm bảo tổng đài hoạt động trơn tru với checklist kiểm tra tổng đài. Ngăn chặn và xác định vấn đề trước khi chúng phát sinh.
Join our community of happy clients and provide excellent customer support with LiveAgent.
Trang web của chúng tôi sử dụng cookie. Với việc tiếp tục, bạn cho phép chúng tôi triển khai cookie như đã nói chi tiết tại chính sách bảo mật và cookie.
Answer more tickets with our all-in-one help desk software. Try LiveAgent for 30 days with no credit card required.
Hello, I’m Andrej. We’re thrilled to invite you to an exclusive software demo where we’ll showcase our product and how it can transform your customer care. Learn how to achieve your business goals with LiveAgent or feel free to explore the best help desk software by yourself with no fee or credit card requirement.
Andrej Saxon | LiveAgent support team